You are currently viewing Giáo viên nước ngoài thay vì giáo viên người Việt?

Giáo viên nước ngoài thay vì giáo viên người Việt?

  • Post category:Du học và ngoại ngữ
  • Post last modified:April 15, 2023
  • Reading time:11 mins read

         Có lẽ Việt Nam đang là một trong những quốc gia mà phụ huynh phải chi trả tiền nhiều nhất cho trẻ học một thứ ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ toàn cầu – tiếng Anh. Thay vì đưa tiếng Anh vào là ngôn ngữ thứ 2 như bao quốc gia khác – Ấn Độ, Malaysia, Philippines …. Hầu hết tất cả các quốc gia hiện nay đều đã và đang đưa tiếng anh trở thành một ngôn ngữ bất buộc sử dụng trong nhà trường, cơ quan, văn phòng song song với quốc ngữ. Họ sử dụng tiếng anh để học các nội dung, môn học và chủ đề khác chứ không phải học tiếng anh chỉ để nói được tiếng anh. Và họ trở thành – giáo viên nước ngoài tại Việt Nam! Bạn, lại đang đổ rất nhiều tiền bạc cho họ.

         Đối tượng thứ 2 là giáo viên bản ngữ – là những quốc gia nói tiếng anh và coi tiếng anh là quốc ngữ của họ như Anh – Mỹ, Anh – Anh, Anh – Úc…etc thì không cần phải bàn, chi phí để chi trả cho giáo viên bản ngữ gần như gấp đôi, thậm chí gấp 3 giáo viên Việt Nam tại một số trung tâm nhưng tại sao chất lượng lại không được như mong đợi hoặc thậm chí, tệ hại hơn là không hề thấy con tiến bộ?.

      1. Có phương pháp dạy không?

    Giáo viên bản ngữ hay giáo viên nước ngoài mặc dù họ có thể nói tiếng Anh chuẩn hoặc giỏi hơn GV người Việt (cứ cho là như thế đi) nhưng liệu họ có khả năng truyền tải kiến thức hoặc kinh nghiệm tốt hơn?

        Ở đây mình chưa nói đến trình độ giảng dậy bằng cấp này nọ nhé. Chỉ cần nhìn một cách đơn giản từ ngoài đời bạn sẽ thấy hàng ngàn ví dụ cho việc bạn có thể rất giỏi làm việc gì đó nhưng chưa chắc bạn đã giỏi chỉ dậy người khác để họ có thể học hỏi được từ bạn. Đó gọi là khả năng và phương pháp dậy. Yếu tố quyết định chính là phương pháp và cách thức thực hiện. Một giáo viên đứng lớp lâu năm, luôn miệt mài tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh của mình chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều một GS TS trong ngành với đủ học vị này nọ. Mình đánh giá cao những cá nhân hiểu rằng không phải bạn dạy gì, mà là bạn dạy như thế nào? Bạn có loay hoay với một đống kiến thức giáo trình cho học sinh của bạn thì bạn cũng lạc lối trong việc không tìm ra cách truyền đạt cho học sinh hiệu quả.

       Tụi nhỏ có thể thích thú mới lạ với giáo viên nước ngoài bởi sự khác biệt nhưng liệu hiệu quả đem lại có thể như mong đợi hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp dạy và tiếp cận. Nếu GVNN này thực sự là 1 giáo viên hoặc một cá nhân luôn hướng tới việc đổi mới phương pháp dạy và thực sự dành thời gian để ngâm cứu nó thì sẽ hiển nhiên là một kết quả hoàn hảo. Nhưng đối tượng như vậy bạn có thể tìm thấy nổi trên đầu ngón tay hay không? Bởi vì hiện tại bất kỳ một người nước ngoài nào ở VN chỉ cần thi một số chứng chỉ trong thời gian ngắn là có thể bắt đầu dạy tiếng anh tại các trung tâm với hứa hẹn là trung tâm sẽ đào tạo thêm (thế là chẳng có kinh nghiệm hay việc hết mình đầu tư vào việc phát triển phương án dạy học) rồi cuối cùng vẫn là trung tâm sẽ đào tạo thêm (mà người đào tạo thêm ở đây là người Việt Nam mà, giáo trình của trung tâm cũng do người Việt biên soạn….vậy rốt cuộc bạn chỉ đang trả tiền cực kỳ nhiều chỉ cho một cái mã GVNN!)

     2. Input không đủ?

      Lần trước mình cũng nói học ở trung tâm có thể bố mẹ sẽ không thấy con phát triển được như mong đợi bởi vì tuần chỉ có 2-4 buổi rồi về nhà chả dùng, chả sử dụng không động đến thì cũng như việc bạn làm bất cứ thứ gì mà không có sự rèn luyện hàng ngày, không có việc tập luyện thường xuyên thì sẽ không thể tiến bộ, không thể thành công không thể xuất sắc như con nhà người ta được. Cần phải có sự thường xuyên tương tác, thường xuyên luyện tập, thường xuyên tiếp cận ở tất cả mọi phương diện từ nghe, nói, đọc và viết. Như vậy nói thôi cũng chưa đủ, mà để nạp thêm từ vựng thì không gì hiệu quả hơn nghe, và đọc thêm sách. Thiên về một kỹ năng nào cũng không ổn. Chủ trương là cái gì quá cũng không tốt, giống như ăn quá nhiều thì dễ dẫn tới đầy bụng, bội thực. Cho nên cái gì cũng phải vừa đủ, và cố gắng duy trì cân bằng hàng ngày chứ đừng mong chờ vất con cho trung tâm rồi chờ đợi kết quả mỹ mãn. Nhà trường – gia đình – xã hội là những góc cạnh tam giác không thể thiểu để trẻ có thể phát triển toàn diện và cân bằng nhất dù là học bất kỳ một điều gì đi nữa.

3. Sự khác biệt của mỗi đứa trẻ

       Mỗi đứa trẻ sẽ có một đặc trưng, một tính cách và một sở thích, đặc biệt là một trình độ tiếp cận khác nhau đối với tiếng Anh nói riêng mà chỉ có bạn mới nắm được rõ nhất. Đặc trưng tình cảm cảm xúc của trẻ, các giáo viên người Việt hoàn toàn có thể nắm bắt được cực kỳ nhanh và dễ dàng so với người nước ngoài với thời gian tiếp xúc và hiểu văn hóa Việt Nam quá ít và tâm thế là dậy cho xong bài, dạy cho đủ thời lượng.

4. Giọng chuẩn có quan trọng không?

      Tông giọng chẳng có chỗ nào phải gọi là “chuẩn” để phải theo cả. Trên thế giới này có hàng trăm tông giọng tiếng Anh khác nhau mà không phải Anh – Anh, Anh – Mỹ, Anh – Úc. Bạn đi ra thế giới ngoài kia sẽ có hàng ngàn người nói tiếng Anh với âm điệu khác nhau mà người ta vẫn hiểu nhau, vẫn sử dụng trong tiếng anh giao tiếp, công việc, chuyên nghiệp hàng ngày. Vậy cố dạy cho con phát âm chuẩn bản ngữ để làm gì? Chỉ để nghe nó “sướng tai” hay nghe nó “xịn” hơn mà thôi, rồi đổ tiền vào đó có đủ khả năng chi trả không khi mà chưa biết kết quả sẽ như thế nào nữa? Con bạn nói âm điệu nào cũng được, hãy mặc kệ tất cả những “con nhà người ta” nói nào là giọng Anh Anh, Anh Mỹ hay thế ra ngoài đi, trừ khi bạn muốn con đi thi lồng tiếng, hoặc thi chương trình giọng hát hay đất Anh thì chắc có cần chứ còn lại nói được, nghe được, người khác nghe hiểu là được mình nói gì và mình hiểu được người ta truyền đạt gì thì đã là đủ rồi. Chỉ việc tiếp tục đi chuyên sâu hơn để theo đuổi ngành học hoặc điều mình yêu thích mà thôi.

         Xem thêm các chia sẻ về học tiếng anh

Các kênh kể chuyện, đọc sách tiếng Anh và cách đọc hiệu quả cùng con