Một buổi sáng thức dậy và phát hiện đồng hồ báo thức 6h sáng mà mình Không nghe thấy , và bây giờ là 8h. Chạy vội lấy cái bánh mì ăn sáng rồi đi làm thì tủ hết sạch đồ ăn. Phi ra ngoài cửa lấy xe máy thì quên cái laptop, ngồi lên xe máy thì xe gần hết xăng, nổ máy đi thì trời đổ mưa và trong cốp xe thì chả có cái áo mưa nào hết 🤣🤣 ….. yeah, tất cả mọi thứ, cả vũ trụ đang bảo bạn, hôm nay nghỉ làm thôi :)) hôm nay thật là một ngày củ chuối.
Đừng nghỉ làm nhé 😆😆 và đừng nản lòng. Tất cả những gì xảy ra kia thực ra nó có định luật ngàn đời nay đấy. Định luật đó thế này:
Nếu một việc có thể diễn tiến xấu, nó sẽ diễn tiến đúng như thế.
Nhưng thật vi diệu phải không, đây là một định luật mà còn được cả giới khoa học thừa nhận mức có cơ sở của nó 😂😂 và xin giới thiệu với bạn đó là ĐỊNH LUẬT MURPHY.
Vậy thì câu hỏi ở đây là ai đã sáng tác ra định luật này? Từ đâu mà tự nhiên nó chui ra thế?
Hiển nhiên, điều đầu tiên đó là định luật Murphy thì hẳn ông tổ của nó chính là ông có tên MURPHY. Vào năm 1949, vị Đại Úy Edward A. Murphy được giao thiết kế một hệ thống điện cực gắn vào bộ ghế nhằm nghiên cứu tác động của quá trình giảm tốc nhanh dành cho các phi công lái máy bay phản lực của không quân Mỹ. Hệ thống này sẽ ghi lại phản ứng của người ngồi vào ghế khi mô hình giả tưởng máy bay phản lực (xe trượt tuyết) đột ngột dừng lại. Mặc dù đã được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng và kiểm tra đến từng bước một trong quá trình thử nghiệm và kể cả trước đó, Murphy vẫn không thể ghi được số liệu nào. Ngay sau đó thì ông cũng phát hiện ra ngay, lý do đơn giản dẫn đến sai sót là do 1 điện cực bị mắc sai 😀 khiến vị đại úy tài ba phải ôm đầu thốt lên
“Nếu trong nhiều cách có một cách sai – sẽ có người thực hiện cách sai đó”.
Và, cuộc họp báo sau đó, nhận định này của Murphy được các kỹ sư dự án trình bày như một giả thuyết làm việc tuyệt vời trong các ngành kỹ thuật đòi hỏi sự an toàn cao nhất.
Tất nhiên thì không phải chờ cho tới tận thời của Murphy thì người ta mới công nhận sự “khó chệu” của cách vạn vật xoay chuyển. Nói thì màu mè thế, chứ ông bà chúng ta từ ngàn đời nay cũng vẫn bảo một câu bất lực kiểu “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí” nghe mà đã rầu cả người 😂 . Hoặc nhà thơ Robert Burns – người được mệnh danh là đại thi hào dân tộc Scotland, vào năm 1786 còn phải thốt lên
“Tôi chưa từng có một mẩu bánh
Đủ dài và đủ lớn
Nhưng khi rơi xuống nền cát
Mặt phết bơ luôn rơi xuống trước!”
Đáng chú ý hơn là Định Luật Murphy đã được công chúng và cả giới khoa học yêu cầu CHỨNG MINH, và thậm chí ngài Matthews còn có một loạt công bố và nghiên cứu để giải thích định luật này, mà cơ bản là giải thích nguyên nhân tại sao lát bánh mì phết bơ cứ phải úp xuống đất khi nó rơi xuống 😂 bởi có sự liên hệ sâu xa giữa việc này và những hằng số cơ bản của vũ trụ. Cụ thể là mặt phết bơ của lát bánh mì sẽ không úp xuống đất nếu mặt bàn đủ cao (để lát bánh mì quay một vòng tròn). Thế thì tại sao cái bàn lại không đủ cao? Vì nó phải tương đồng với chiều cao của con người.
Vậy tại sao chiều cao của con người lại chỉ giới hạn ở mức đang có?
William H.Press của đại học Harvard ngành vật lý thiên văn chỉ ra việc loài động vật xương sống đứng bằng hai chân như con người rất dễ ngã. Do đó, nếu mà cao quá thì sẽ dễ bị chấn thương sọ não nghiêm trọng mỗi khi ngã 👏 và loài người sẽ tuyệt chủng chỉ bởi một nguyên nhân tầm thường quá đỗi: NGÃ. Theo quy luật tất yếu của tự nhiên, thì để tránh được thảm họa diệt vong này thì chúng ta không được cao quá một giới hạn nào đó mà giới hạn chiều cao con người lại được quy định bởi độ lớn tương đối giữa các lực liên kết hóa học và vật lý của hộp sọ đối với lực hấp dẫn của trái đất. Đến các liên kết của hộp sọ lại là kết quả của các hằng số cơ bản khác như điện tích của điện tử… Mà giá trị của các hằng số cơ bản trong vụ trụ được cố định tại thời điểm Big Bang đâu đó 15 tỷ năm trước. ….. Nói một các khoa học thì việc mặt bánh mì phủ bơ úp xuống đất phù hợp với QUY LUẬT VŨ TRỤ. Và kết luận này được đăng trên Tạp chí Vật lý châu Âu nhé các bạn.
Nghe tới đây chắc các bạn cũng đã đủ đầu óc quay mòng mòng về cái việc không ngờ hàng ngày gặp phải lại có cơ sở khoa học trái đất, vật lý, thiên văn, đến thế nhỉ 😀
Có một trải nghiệm điển hình mà chúng ta hay gặp phải trong cuộc sống hàng ngày như việc những đôi tất mà chúng ta có. Thời gian đầu có thể có chục đôi tất, sau một thời gian mất đi một nửa, thì khả năng là nửa tất còn lại này là toàn những chiếc không cùng đôi. Do đó, trong lúc vội vã đi làm, việc tìm được một đôi tất hoàn chỉnh lại trở nên vô cùng bất khả thi. Việc này có thể giải thích trên cơ sở xác suất và lý thuyết tổ hợp trong định luật Murphy nhé.
Một việc oái oăm khác nữa chính là Quy luật xếp hàng:
“Hàng bên cạnh thường kết thúc trước”
Khi bạn đi vào siêu thị mua đồ hoặc thanh toán tiền chẳng hạn. Nhìn tới nhìn lui các hàng dài dằng dặc thanh toán tiền, bạn đã quyết định chọn hàng ngắn nhất nhưng thật kỳ lạ là rất nhiều hàng dài bên cạnh hàng của bạn lại kết thúc trước. Thậm chí kể cả bạn đứng ở hàng có độ dài tương tự như các hàng khác thì Định luật Murphy vẫn ám ảnh và đúng với bạn bởi những biến cố ngẫu nhiên có thể xảy ra ở hàng như thu ngân tính nhầm của 1 khách hàng, khách hàng đứng kiểm tra hóa đơn và đồ, hoặc khách hàng quên chưa cân thế là thu ngân chạy đi cân lại… hoặc máy tính tiền hỏng…. Suy cho cùng thì xác suất chọn đúng hàng để xếp cũng chỉ là 1/n với n là tổng số hàng trong siêu thị cơ mà.
Hay một điều kỳ cục nữa là dự báo thời tiết rõ ràng không mưa với cả những nơi vô cùng ít mưa chính xác tới 80-90% để bạn có thể ra đường với quyết định không mang cái áo mưa nào nhưng cuối cùng thì hôm trời nắng thì bạn lại mang áo mưa và hôm trời mưa tầm tã thì bạn chả có cái ô hay cái áo mưa nào trong túi. Vẫn là câu chuyện của xác suất bởi dù có xác suất mưa là 0.1% mà nó lại nằm trong khoảng thời gian bạn đi ra đường (30 phút – 1 tiếng) và cả tính sai số của dự báo chính xác cũng khiến việc mang ô khi ra đường của bạn cũng trở thành thừa thãi.
Cho nên đến thời điểm này thì bạn hoàn toàn có thể ngẫm ra trong đầu việc không thể tránh khỏi định luật Murphy thần thánh này bởi vì
Nếu tất có thể không cùng đôi, nó sẽ không cùng đôi! Hoặc
Nếu địa điểm bạn tìm có thể nằm ở những vị trí không thuận lợi trên bản đồ, nó sẽ nằm ở đó!
Bản thân mình cũng luôn rơi vào trạng thái không thể đỡ được định luật Murphy. Các bạn có thể xem ví dụ ở bài viết này của mình: