Thể bệnh nhẹ.
Hôm nọ mình có nghe về một chủ đề về những sai lầm mà dễ gần đến kết cục tệ hại, thậm chí nguy hiểm đến bản thân và người xung quanh. Một trong số đó là việc cái tôi quá lớn, hay nói một cách khác là luôn tự cho mình là “cái rốn của vũ trụ”.
Mà điều bất ngờ và đáng nói là tất cả chúng ta, ai cũng có cái bệnh “cái tôi lớn” ấy, không phải lúc này thì là thời điểm khác, không phải hoàn cảnh này thì cũng ở một bối cảnh khác, không phải với người này thì cũng là với cá nhân khác, không phải sự việc này thì cũng là việc khác. Ít hay nhiều, “cái tôi” của chúng ta vẫn luôn ở đó, có thể nằm im và bật chế độ on bất cứ lúc nào mà chúng ta “phởn”. Đây gọi là bệnh nhẹ.
Thể bệnh nặng,
Nguy hiểm hơn, đáng lo ngại hơn là lúc nào cũng cho mình là đúng, là nhất ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi quyết định. Bệnh này khi diễn biến ở người trẻ, tuổi cấp 3, mới chớm vào đại học được gọi là thái độ “ngông cuồng” với mọi việc, mọi người. Với tâm thế là tất cả mọi người đều không biết gì, và chỉ có mình mới là đúng, chỉ có mình mới giỏi, mới là số 1, tuổi trẻ chính vì thế, dễ dàng phạm sai lầm, có khi dẫn tới những việc vô cùng tai hại, những hậu quả khôn lường.
Bởi khi cái “ngông” ấy đạt tới trạng thái “cao hứng” có thể khiến cá nhân này kích động và có những hành động, lời nói mà không còn theo bất cứ một chuẩn mực đạo đức, xã hội nào. Có rất nhiều bạn trẻ thậm chí, còn dẫn đến cả thái độ tiêu cực với cuộc sống, và từ bỏ cuộc sống…trong một thái độ vẫn “ngông” như vậy.
Tuổi trẻ, khó khăn nhất, thử thách nhất chính là biết cái tôi của mình lớn đến thế nào và biết mình ở đâu, làm thế nào để nhìn nhận nó, cải thiện và sửa đổi góc nhìn của bản thân.
Nhưng để làm được điều đó, phải làm gì? Chỉ có vấp ngã rồi mới tỉnh? Bởi thực tế, khi đã cho mình là nhất thì người khác có nói gì cũng không thấm, không vào đầu. Thậm chí kể cả nhìn thấy cũng ngoan cố đến chết không thừa nhận. Khuyên giải, nói đạo lý, tâm sự có thể sẽ tác động được một chút, nhiều trường hợp thậm chí còn giảm tác dụng. Bởi không ai muốn được “dạy khôn” bao giờ cả.
Làm thế nào?
Một trong những cách nhẹ nhàng tác động nhất chính là tác động đến tư tưởng. Chậm, nhưng mưa dầm thấm lâu chứ không thể nhanh chóng thay đổi cả một con người, một xu hướng tính cách vốn quá mạnh mẽ trong một vài buổi talkshow, một vài cuộc thuyết giảng, tâm sự hay khuyên giải. Bắt đầu từ việc giới thiệu những quyển sách nhẹ nhàng về mở rộng tầm nhìn, nhận thức (không phải thay đổi nhé) để có thêm những góc nhìn khác, đa chiều và phong phú hơn.
Bước tiếp theo chính là gặp gỡ, mở rộng mối quan hệ với những tầng lớp khác nhau mà khiến thế giới nhân sinh quan của chúng ta có những tác động nhất định. Một khóa thiền cũng có thể là một lựa chọn hoàn hảo, hoặc một lớp học nghệ thuật nào đó.
Bởi cuối cùng thì
Tất cả những đồ mình ăn vào cơ thể đều không phải là phần người của mình: từ cọng rau, miếng thịt, đều là những thứ vật chất từ bên ngoài cơ thể của mình mang tới. Hóa ra nghĩ thật kỹ thì mọi thứ đều là mẹ tự nhiên mang lại, không có thứ gì xây lên cái “tôi” của mình cả.
Những suy nghĩ và quyết định của mình cũng là dựa trên kiến thức, hiểu biết và phép chiếu của người khác chứ không phải của chính “cái tôi” mà mình tự đặt ra, tự vỗ ngực cho rằng đúng. Thật thú vị khi nghĩ theo cách này phải không.
Xem thêm về các bài tản mạn
Mạng xã hội: nối gần khoảng cách hay cắt đứt kết nối
Định luật Murphy? Cơ chế hoạt động như thế nào và mức ám ảnh của nó?